Giấy than hoạt tính loại 32g/m2, 60g/m2 may khẩu trang than hoạt tính
- Quy cách vải than hoạt tính dạng cuộn rộng 170mm x dài 1500m ( nặng từ 8-9kg)
- Định lượng: mỗi kg được hơn 30 m2 và chiều dài 188m, sản xuất được hơn 1000 khẩu trang
- Công dụng: Hấp thụ mùi hôi, hơi hóa chất, khói xe máy ở nồng độ thấp
Giấy than hoạt tính nhập khẩu của Đông Châu có chất lượng đồng đều và ổn định. Với độ sai số các định lượng không quá 2% và luôn đảm bảo số mét tới ghi trên tem. Sản phẩm đóng gói theo quy cách chuẩn quốc tế: cuộn giấy được quấn đều, không chắp nối; cả cây giấy chuyên dụng được đóng gói chắc chắn, sạch sẽ và không bị móp méo.
Là loại vải dùng để lót khẩu trang y tế, có tác dụng ngăn ngừa khí thải, khói bụi.... Nguyên liệu do Đông Châu cung cấp có thành phần 50% là than hoạt tính, 40% PP, và 10 % là các hợp chất đặc biệt. Với các thành phần cấu tạo vải than hoạt tính có thể lọc tuyệt đối các loại khí H2S, SO2, CO, NH3....Ngoài ra giấy carbon hoạt tính có tính kháng nước, chống bụi và chống mùi hôi. Có độ đàn hồi tốt, bề mặt vải bóng và nhẵn mịn. Sản phẩm có khả năng tự phân hủy, không gây ảnh hưởng đến môi trường sống.
Cách May Khẩu Trang Tại Nhà
Để thực hiện cách làm khẩu trang chống nắng đơn giản, trước hết các bạn cần chuẩn bị những nguyên vật liệu cần có để làm như sau:
Vật Dụng Cần Có
Chuẩn bị những nguyên vật liệu như sau:
– Vải cotton chất liệu bông sợi mỏng, mềm, thấm hút tốt. Nên chọn các hoa văn phù hợp với từng đối tượng sử dụng. Ví dụ như: vải có họa tiết dành cho các bé nhỏ (khẩu trang minion), vải in hoa lá dành cho phụ nữ, vải in kẻ caro dành cho nam giới,...Thật ra bạn cũng có thể tận dụng những vật dụng có sẵn trong nhà như may từ vải vụn.
– Một miếng vải mỏng màu trắng mềm mịn, thấm hút mồ hôi làm lót tốt.
– Kim, chỉ, và 2 đoạn dây thun loại tròn sợi nhỏ để làm quai đeo.
– Mẫu giấy: In mẫu lên trên
Hướng dẫn làm khẩu trang tại nhà
Sau khi chuẩn bị xong vật liệu, cùng bắt tay vào thực hiện các bước tự làm khẩu trang tại nhà nào!
Bước 1: Đặt mẫu giấy in lên miếng vải gập đôi để cắt cùng lúc được 2 miếng giống nhau nhưng trái mặt vải. Cắt chừa đường may 0,5 cm. Riêng cạnh ngắn thẳng hai bên thì được cắt lùi xa ra 2cm để làm nẹp quai. Tương tự với phần vải lót.
Bước 2: Úp hai mặt phải vải vào nhau và gia công ghép tại đường cong giữa. Làm xong dùng mũi kéo bấm nhiều khe vải liền nhau tại biên vải cong. Mục đích là để khi lộn phải vải không bị co kéo. Mở rộng hai bên vải, miết thẳng đường gia công rồi làm một đường chỉ nổi trên mặt phải vải sát đường ráp.
Bước 3: Từ đoạn ráp 2 mảnh vải, cắt dạng răng cưa cho phần mép thừa để miếng bịt mặt không bị cộm. Gia công ráp tương tự với lớp lót vải trắng. Lồng hai mặt phải vải vào nhau rồi gia công ráp đường trên và dưới. Phần vải hoa văn sẽ chờm rộng hơn phần lớp lót ở hai bên chừng 1,5 cm. Lộn phải rồi làm đường chỉ chần nổi sát mép trên và dưới của bịt mặt.
Bước 4: Gấp mép vải ngoài cùng một nếp nhỏ 0,5 rồi gấp tiếp vào 1cm làm nẹp. Gia công sát mép trong của nẹp tạo thành một ống vải nhỏ để bạn luồn chun.
Bước 5: Luồn chun tròn vào nẹp, buộc thắt nút đầu cuối chun (ướm lên hai tai để điều chỉnh chun ngắn/dài hơn), xoay cho hai nút buộc được dấu kín trong nẹp.
Chỉ với những nguyên liệu dễ kiếm cùng các bước thực hiện đơn giản chỉ cần khéo tay vá một chút các bạn đã có những chiếc bịt mặt tuyệt đẹp do chính tay mình làm để sử dụng rồi đó.
Đây chỉ là một kiểu làm đơn giản mà thôi, không cần quá nhiều trang thiết bị. Ngoài ra còn rất nhiều cách thực hiện những loại khác.